NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
I. Tóm tắt mở đầu
Đề tài luận án: Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam
Chuyên ngành: Lý luận Ngôn ngữ Mã số: 62.22.01.01
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Lam Thủy
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Mậu Cảnh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Vinh
II. Nội dung trang thông tin tóm tắt
1. Luận án hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong tiếng Việt nói chung và trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao nói riêng. Từ góc độ ngôn ngữ học, luận án đã khảo sát, lý giải con số chủ yếu dựa vào ngữ cảnh, xem xét nó với tư cách là một thành tố trong các sáng tác dân gian, qua đó làm rõ con số vừa có những đặc điểm phổ quát của số từ trong ngôn ngữ vừa có những đặc điểm đặc thù trong tác phẩm nghệ thuật.
2. Luận án tìm hiểu đặc trưng về ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao. Về ngữ nghĩa của con số, phân tích tư liệu cho thấy ngoài nghĩa gốc, con số còn được sử dụng với nghĩa biểu trưng tương đối phong phú, linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh, tham gia vào hầu hết các nội dung phản ánh của thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Mỗi con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa có nghĩa chỉ số, vừa có tính biểu trưng, mang đậm đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của người Việt.
3. Luận án bước đầu lý giải cơ sở của những quan niệm về số: đó là lối tư duy của người Việt; triết lí âm dương; tính đặc thù của tiếng Việt. Những ý niệm về con số được xây dựng trên một số nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc tượng hình, hài âm của ngôn ngữ; nguyên tắc sắp xếp, định lượng, định tính sự vật trong thế giới khách quan. Những quan niệm về con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, có thể nói, là tấm gương phản ánh rõ mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và văn hóa.
4. Kết quả của Luận án góp phần sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận của chuyên ngành Việt ngữ học về phương diện đặc điểm ngôn ngữ nói chung, số từ nói riêng trong bộ phận văn học truyền miệng là thành ngữ, tục ngữ, ca dao; đồng thời giúp ích cho việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ và tư duy được thể hiện trong di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, phục vụ cho việc biên soạn các giáo trình từ vựng học và cũng giúp cho sự cảm thụ, phân tích và giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường.
Luận_án_NCS_Trần_Thị_Lam_Thủy_131010083131.zip