PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tên giao dịch quốc tế: Department of Postgraduate Studies
A. Chức năng
Phòng Đào tạo Sau đại học có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng về công tác đào tạo sau đại học (SĐH), bao gồm: công tác tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và xây dựng kế hoạch mở mã ngành mới; xét, công nhận tốt nghiệp cho người học.
B. Nhiệm vụ
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo SĐH, mở mã ngành đào tạo mới
a) Xây dựng để Hiệu trưởng ban hành quy định chi tiết về tổ chức, quản lý đào tạo SĐH, kế hoạch và các hoạt động liên quan đến quá trình đào tạo SĐH.
b) Phối hợp với các khoa chuẩn bị hồ sơ mở mã ngành đào tạo mới, là đơn vị đầu mối trình hồ sơ mở mã ngành mới.
c) Quản lý công tác xây dựng nội dung chương trình đào tạo, đề cương chi tiết các học phần, khung thời gian, kế hoạch giảng dạy cho các bậc đào tạo sau đại học; phối hợp với các khoa điều hành kế hoạch giảng dạy; quản lý công tác biên soạn giáo trình, tài liệu, bài giảng đối với các chuyên ngành đào tạo SĐH.
d) Nghiên cứu đề xuất đổi mới hình thức đào tạo SĐH; phối hợp công tác đổi mới phương pháp giảng dạy SĐH tiếp cận với PPGD SĐH ở các cơ sở giáo dục có uy tín trong và ngoài nước, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo SĐH của Trường.
2. Tổ chức, quản lý hoạt động giảng dạy
a) Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo SĐH; quản lý, theo dõi hoạt động giảng dạy của giảng viên về nội dung và lịch trình giảng dạy theo kế hoạch, thời khoá biểu đã quy định; quản lý việc mời cán bộ thỉnh giảng cho các chuyên ngành SĐH.
b) Chủ trì đề nghị thanh toán các chế độ coi thi, chấm thi, giảng dạy cho giảng viên là cán bộ của Trường và thỉnh giảng.
3. Tổ chức, quản lý hoạt động học tập
a) Chủ trì tổ chức tập huấn, phổ biến quy chế, kế hoạch, chương trình học tập; phối hợp với Trung tâm Đảm bảo chất lượng tổ chức các kỳ thi kết thúc học phần, chuyên đề cho người học.
b) Phối hợp với các khoa theo dõi, quản lý tiến độ học tập, báo cáo định kỳ và kết quả học tập của người học; phối hợp quản lý việc nghỉ học tạm thời, thôi học, chuyển đổi chuyên ngành đào tạo, chuyển cơ sở đào tạo, gia hạn, kéo dài thời gian học của người học.
c) Phối hợp với Trung tâm Đào tạo liên tục và chuyển giao khoa học công nghệ, dịch vụ giáo dục tổ chức các lớp học bổ túc kiến thức và ôn thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ trong quá trình tuyển sinh và đào tạo.
d) Đầu mối tổ chức các Hội nghị, hội thảo khoa học cho người học SĐH.
e) Đầu mối quản lý hồ sơ và tổ chức thực hiện các hội đồng bảo vệ luận văn, luận án các cấp.
g) Lập dự toán kinh phí cho các hội đồng chấm chuyên đề, bảo vệ đề cương và bảo vệ luận văn, luận án
4. Công tác tuyển sinh
a) Chủ trì tổ chức thực hiện các kỳ thi tuyển sinh sau đại học; xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, chỉ tiêu cho các chuyên ngành đào tạo SĐH; thông báo tuyển sinh theo kế hoạch đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
b) Tổ chức thực hiện công tác thu nhận, xử lý hồ sơ đăng ký dự thi, coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo; chủ trì chuẩn bị hồ sơ xét trúng tuyển; kiểm tra, xử lý hồ sơ trúng tuyển của người học.
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan để chuẩn bị đầy đủ thủ tục, điều kiện và văn bản trình Hiệu trưởng ký kết hợp đồng tuyển sinh với các đơn vị liên kết đào tạo.
d) Thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ dữ liệu tuyển sinh theo quy định tại "Quy chế công tác văn thư lưu trữ của Trường Đại học Vinh".
5. Quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại "Quy chế in và quản lý văn bằng, chứng chỉ của Trường Đại học Vinh".