1. Tóm tắt mở đầu

Tác giả:         Trần Thế Lưu

Tên luận án: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục;       Mã số:            62.14.01.14

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Vinh

2. Nội dung trích yếu

2.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

2.1.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) trường trung học cơ sở (THCS) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (GD) phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông.

2.2.  Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

2.2.1. Phương pháp luận: Đề tài tiếp cận các phương pháp (PP) luận: tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo chuẩn; tiếp cận quản lý phát triển nguồn nhân lực; tiếp cận thực tiễn.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm các PP nghiên cứu lý luận:  PPphân tích và tổng hợp lý thuyết,  PP phân loại, hệ thống lý thuyết; Nhóm các PPnghiên cứu thực tiễn: PP điều tra, PP chuyên gia, PP tổng kết kinh nghiệm, PP thực nghiệm; ,   PP thống kê toán học.

2.3. Các kết quả chính và kết luận

- Luận án đã góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục nói chung, đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở (THCS) nói riêng trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông; làm rõ vai trò, đặc trưng lao động, mô hình nhân cách của người CBQL trường THCS trong bối cảnh hiện nay. Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là làm cho đội ngũ này có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và mạnh về chất lượng. Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là phát triển nguồn nhân lực QLGD. Vì vậy, nội dung, cách thức phát triển đội ngũ này phải dựa trên nội dung, cách thức phát triển nguồn nhân lực nói chung, mặt khác phải dựa trên đặc trưng lao động quản lý và mô hình nhân cách CBQL trường THCS.

- Đưa ra được bức tranh khá toàn diện, xác thực về thực trạng đội ngũCBQL trường THCS và thực trạng phát triển đội ngũ này ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN).

- Xây dựng được hệ thống giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, gồm: Giải pháp 1: Xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển CBQL; Giải pháp 2: Xây dựng bộ tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm các tỉnh Vùng KTTĐPN; Giải pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; Giải pháp 4: Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS; Giải pháp 5: Tạo động lực làm việc để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL trường THCS trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông.

- Xây dựng Bộ tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm các tỉnh Vùng KTTĐPN; đề xuất chương trình bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu củaCBQL trường THCS.