THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Đề tài luận án: Xác định thế năng của phân tử NaLi ở trạng thái 21Π  dựa trên số liệu phổ đánh dấu phân cực”.

Chuyên ngành: Quang học

Mã số: 62.44.01.09

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tiến Dũng

Người hướng dẫn:                1. PGS. TS. Đinh Xuân Khoa

                                                      2. TS. Nguyễn Huy Bằng

Những kết luận mới của Luận án:

1. Sử dụng kỹ thuật phổ PLS, phổ của phân tử NaLi ở trạng thái điện tử 21P  được quan sát lần đầu tiên đạt đến độ phân giải cấu trúc quay ứng với sai số phép đo 0,1 cm-1. Bằng các phương pháp phân tích khác nhau, gần 800 vạch phổ PLS đã được sử dụng để xác định chính xác các đặc trưng phổ của phân tử NaLi đến gần giới hạn phân li.

2. Dựa trên khai triển thế năng theo chuỗi lũy thừa, tập hợp 16 hằng số phân tử cùng với hệ số lambda kép đã được xác định với độ lệch quân phương không thứ nguyên s = 0,62. Các hằng số phân tử đã mô tả một cách đơn giản số hạng phổ của trạng thái 21Π và các đặc trưng về cấu trúc: độ dài liên kết, năng lượng phân li, cường độ dao động và năng lượng điện tử của NaLi ở trạng thái 21Π. Mặt khác, các hằng số phân tử này được lựa chọn để tính thế năng theo phương pháp RKR.

3. Sử dụng phương pháp chuẩn cổ điển WKB, thế năng của phân tử NaLi (thế RKR) đã được xác định theo 17 cặp điểm quay đầu cùng với cực tiều ứng với độ dài liên kết Re = 3,728973 Å. Mặc dù thế RKR thu được trong trường hợp này chưa thể biểu diễn tốt trường số liệu thực nghiệm nhưng nó đã cho ta bức tranh tổng thể về vị trí các cặp điểm quay đầu và cung cấp dữ kiện để khẳng định đường thế năng của trạng thái 21Π có một hàng rào thế (mức dao động v = 16 nằm cao hơn giới hạn phân li).

4. Mặc dù số liệu phổ thực nghiệm chỉ bao phủ được miền thế năng đến giới hạn R = 7,1Å nhưng sử dụng phương pháp IPA, chúng tôi đã xác định được thế năng của phân tử NaLi ở trạng thái 21Π đến giới hạn 16Å. Việc xác định được thế năng trong miền khoảng cách lớn giữa hai hạt nhân nguyên tử đã cho phép chính xác hóa được các hệ số tán sắc Cn – là các thông số chính để xác định “va chạm” giữa các nguyên tử Na và Li. Đường thế năng IPA thu được trong đề tài này là đường thế năng chính xác nhất đến thời điểm hiện tại cho phân tử NaLi ở trạng thái điện tử 21Π.

5. Một kết quả quan trọng của đề tài là từ số liệu phổ đã cho thấy sự tồn tại một hàng rào thế nhỏ xen giữa hai cực tiểu của đường thế năng của NaLi ở trạng thái 21Π. Việc xác định được hàng rào thế xen giữa hai cực tiểu là một đặc điểm thú vị không chỉ bởi tính “kì dị” của thế năng mà còn là cơ sở để có thể lựa chọn trạng thái điện tử 21Π mà tại đó có thể tạo phân tử NaLi từ các nguyên tử Na và Li theo kỹ thuật phổ liên kết quang (photoassociation spectroscopy). Theo đó, có thể kích thích các nguyên tử lạnh Na từ trạng thái cơ bản (32S1/2) lên trạng thái 32P1/2 để từ đó kết hợp với nguyên tử lạnh Li ở trạng thái cơ bản (22S1/2) thành phân tử lạnh NaLi có phân bố cư trú tập trung tại cực tiểu thứ hai (bên ngoài hàng rào thế). Nhờ hiệu ứng xuyên hầm, phân tử NaLi sẽ chuyển từ các trạng thái dao động ở trong cực tiểu thứ hai về các trạng thái dao động cực tiểu thứ nhất, sau đó phát huỳnh quang để trở về trạng thái điện tử cơ bản 11Σ+ (trạng thái bền).

 

Luận_án_tiến_sĩ_của_NCS_Nguyễn_Tiến_Dũng_142304143644.zip