Tên luận án: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Bon bo (Alpinia blepharocalyx K. Schum) và cây Cát sâm (Millettia speciosa Champ.) ở Việt Nam.
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 9440114
Họ tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hường
Họ tên người hướng dẫn: 1. GS. TS. Trần Đình Thắng; 2. PGS. TS. Ngô Xuân Lương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Vinh
Những kết luận mới của luận án
Kết quả nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của hạt, rễ cây Bon bo (A. blepharocalyx K. Schum) và rễ cây Cát sâm (Millettia speciosa Champ.), cho một số đóng góp mới như sau:
1. Từ các mẫu cây Bon bo (Alpinia blepharocalyx) đã phân lập và xác định cấu trúc 16 hợp chất. Trong đó có 9 hợp chất từ mẫu hạt: AS1 - AS9 (1 hợp chất phenolic, 8 hợp chất flavonoid) và 7 hợp chất từ mẫu rễ: AR1 - AR7 (3 hợp chất phenolic, 1 hợp chất sesquiterpenoid, 2 hợp chất diarylheptanoid, 1 hợp chất flavonoid).
2. Từ rễ cây Cát sâm (Millettia speciosa) đã phân lập và xác định được 14 hợp chất (MS1 - MS14), gồm 8 hợp chất triterpene, 2 hợp chất phenolic, 2 hợp chất flavonoid và 2 hợp chất steroid.
Trong đó ursolic acid (MS3), uvaol (MS5), pterocarpine (MS6) và gypenoside XVII (MS12) là các chất lần đầu tiên phân lập được từ loài này.
3. Thử hoạt tính sinh học:
3.1 Thử hoạt tính sinh học các hợp chất AR1 – AR6 phân lập từ rễ Bon bo cho thấy chúng đều có khả năng kháng viêm. Đây là lần đầu tiên thử khả năng kháng viêm của các hợp chất này ở loài Bon bo.
3.2. Thử hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được từ loài Cát sâm cho thấy:
+ MS3, MS4, MS5 và MS7: ức chế đáng kể đối với việc sản sinh ra NO, các chất MS6, MS9, MS10 và MS11 ức chế sự sản sinh ra NO thấp hơn. Đây là lần đầu tiên được phát hiện hợp chất pterocarpin (MS6) có hoạt tính đối với sự sản sinh ra NO.
+ MS3, MS5, MS7 và MS11: ức chế đáng kể enzyme α-glucosidase. Đặc biệt, các hợp chất MS3, MS5 và MS11 cho thấy sự ức chế enzyme α-glucosidase tốt nhất.
3.3. Lần đầu tiên nghiên cứu docking phân tử khả năng ức chế enzyme α-glucosidase đối với các hợp chất phân lập được từ loài Cát sâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy MS3, MS5 và MS11 có khả năng docking tốt hơn MS7.
Luận án NCS Nguyễn Thị Hường.rar