Tên luận án: Phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học một số kiến thức phần “Điện học - Điện từ học” Vật lý trung học phổ thông

    Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý

    Mã số: 9140111

    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Anh

    Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Thước

    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Vinh

 

TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

    1. Luận án đã tổng quan được các công trình công bố trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề dạy học phát triển năng lực thực nghiệm vật lý của học sinh THPT. Chúng tôi khái quát hóa kết quả của các công trình đó và chỉ ra các vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

    2. Từ phân tích vai trò, vị trí của năng lực thực nghiệm trong dạy học vật . Luận án xây dựng được khái niệm và cấu trúc năng lực thực nghiệm vật  của học sinh trung học phổ thông. Xác định các biểu hiện hành vi của năng lực thực nghiệm của học sinh trong học tập vật . Từ đó xây dựng thang đo năng lực thực nghiệm làm cơ sở để đánh giá sự tiến bộ năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học vật

    3. Luận án điều tra được thực trạng dạy học vật  theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đưa ra những kết luận khách quan làm cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp dạy học phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh.

    4.Trên cơ sở xác định các định hướng, chúng tôi đề xuất 04 biện pháp dạy học phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong môn Vật  ở trường THPT. Đó là các biện pháp: (1) Dạy học kiến thức mới theo phương pháp thực nghiệm vật ; (2) Sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học vật ; (3) Tổ chức dạy học dự án, dạy học ngoại khoá và nghiên cứu khoa học có nội dung vật  bồi dưỡng năng lực thực nghiệm; (4) Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh.

    5. Chúng tôi phân tích chương trình và sách giáo khoa Vật  11. Từ đó đưa ra mục tiêu dạy học phần “Điện học - Điện từ học” theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm. Đồng thời xây dựng hệ thống gồm 26 bài tập thí nghiệm ở phần “Điện học - Điện từ học”. Các bài tập này là công cụ để rèn luyện và đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh.

    6. Ngoài các thí nghiệm của chương trình, chúng tôi chuẩn bị được 18 thí nghiệm ở phần “Điện học - Điện từ học”. Trong đó cải tiến 03 thí nghiệm đã có và thiết kế chế tạo được 03 thí nghiệm. Các thí nghiệm này sử dụng trong quá trình dạy học để rèn luyện kỹ năng thực nghiệm của học sinh theo các hình thức khác nhau. 

    7. Chúng tôi thiết kế 06 kế hoạch bài học cụ thể hóa các biện pháp đã đề xuất theo hướng nghiên cứu. Các bài học được xây dựng, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả theo định hướng đổi mới.

    8. Luận án tổ chức thực nghiệm sư phạm 02 vòng ở 03 trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định sự khả thi, hiệu quả của các biện pháp dạy học phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh ở trường THPT. Các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các cấp quản  và giáo viên vận dụng vào thực tiễn dạy học phát triển năng lực thực nghiệm vật  của học sinh.

    Luận án NCS Nguyễn Ngọc Anh.rar