Tên luận án: Phát triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Vật lý

    Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý 

    Mã số: 9140111

    Tên tác giả: Lê Văn Vinh

    Người hướng dẫn khoa học: 1) PGS.TS Nguyễn Quang Lạc; 2) PGS.TS Nguyễn Thị Nhị

    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Vinh

Những kết luận mới của luận án

    1. Phát triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho sinh viên ngành Sư phạm Vật lý có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo giáo viên Vật . Cần làm rõ cấu trúc, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học để đưa ra các biện pháp phát triển hiệu quả nhất.

    2. Hiện nay các Trường Đại học đã chú trọng đến phát triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho sinh viên ngành Sư phạm Vật . Tuy nhiên chưa thật chú trọng đến nhóm năng lực thành tố liên quan đến sử dụng thí nghiệm trong tổ chức dạy học, hay sửa chữa và chế tạo thí nghiệm.

    3. Có thể phát triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho sinh viên ngành Sư phạm Vật  thông qua 04 biện pháp sau:

    Biện pháp 1: Tăng cường hoạt động seminar, nội dung seminar gắn liền với thí nghiệm, hoạt động nghề nghiệp của người học.

    Biện pháp 2: Tăng cường hoạt động thiết kế, chế tạo và sử dụng thí nghiệm tự làm của sinh viên.

    Biện pháp 3: Đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá, chú trọng đánh giá quá trình trong dạy học thí nghiệm

    Biện pháp 4: Xây dựng website hỗ trợ dạy học

    4. Website là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc phát triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học. Đặc biệt là các hoạt động tự học sinh viên.

    5. Đánh giá trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung cần sử dụng đa dạng các hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá. Bên cạnh các hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì hiện hành, cần sử dụng bổ sung các hình thức đánh giá theo tiêu chí, đánh giá theo chuẩn và đánh giá đồng đẳng. Để thực hiện được điều đó, bên cạnh việc sử dụng các công cụ đánh giá truyền thống, cần bổ sung công cụ đánh giá có mô tả rõ ràng, chi tiết, hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí, mức độ mà người học phải đạt được để nhận được điểm số hoặc đánh giá tương ứng khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

    6. Cần cấu trúc lại các bài thí nghiệm rời rạc thành các nhóm, các chủ đề theo nội dung để thuận lợi cho việc thể phát triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học.

    Luận án NCS Lê Văn Vinh.rar