TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Nghiên cứu sinh: Huỳnh Tiểu Phụng

Tên luận án: “ Giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.”

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục

Mã số: 62.14.01.14

Cơ sở đào tạo sau đại học :  Trường Đại học Vinh

 

         Xã hội hóa giáo dục là hoạt động nằm trong hệ thống chung các hoạt động của nền giáo dục nước nhà và có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với tất cả các hoạt động giáo dục khác và rộng hơn, xã hội hóa giáo dục còn có mối quan hệ khăng khít với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

       Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống giáo dục nghề nghiệp lớn của cả nước. Trong những năm qua, hệ thống này đã góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực đa dạng, thiết yếu phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Nhưng trước yêu cầu mới, giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo; hoàn thiện cơ sở vật chất, mạng lưới trường/lớp, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; nội dung và phương thức giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa và liên kết quốc tế, huy động mọi nguồn lực… Đối với giáo dục nghề nghiệp, xã hội hóa vẫn là một cách làm giáo dục, một phương thức phát triển giáo dục có hiệu quả. Tuy nhiên, để xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp nói riêng đi đúng hướng phải tăng cường quản lý công tác này.

         Luận án này đã thực hiện được các nội dung nghiên cứu sau đây:

       1. Góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.

       2. Đưa ra được những đánh giá khách quan về thực trạng, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học, có tính khả thi.

       3. Đã khẳng định được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học: “Có thể nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi, dựa trên lý luận về xã hội hóa giáo dục và quản lý giáo dục, đồng thời quan tâm đầy đủ đến thực tiễn phát triển giáo dục nghề nghiệp cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.

        4. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho Thành phố Hồ Chí Minh có thể vận dụng vào phát triển giáo dục nghề nghiệp và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp. Các cơ quan quản lí giáo dục nghề nghiệp có những định hướng và sự hỗ trợ thiết thực cho quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp không chỉ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà trên phạm vi cả nước trong thời gian tới.

 

Luận_án_tiến_sĩ_của_NCS_Huỳnh_Tiểu_Phụng_151304094546.rar