Tên đề tài luận án: Quản lý đào tạo thạc sĩ ngành Lí luận và  phương pháp dạy học bộ môn theo tiếp cận năng lực

    Chuyên ngành: Quản lý giáo dục                  

    Mã số: 9140114

    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đình Huy

    Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Như An; 2. GS.TS. Thái Văn Thành

    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Vinh

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

    1. Chương trình đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM nhằm mục tiêu đào tạo đội ngũ thạc sĩ có đạo đức nghề nghiệp và khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hoạt động thực tiễn dạy học bộ môn và ứng dụng khoa học giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam và hội nhập quốc tế.

    QLĐT ThS là quá trình chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý để tác động có mục đích, có kế hoạch đển các thành tố của QTĐT nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo. Nội dung QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM tiếp cận CIPO bao gồm: Quản lý công tác tuyển sinh; quản lý CTĐT; quản lý quá trình đào tạo; quản lý đội ngũ GV, viên chức QLĐT và viên chức kỹ thuật; quản lý CSVC và tài chính; quản lý môi trường đào tạo.

    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM ở các trường ĐH, bao gồm những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

    2. Trên có sở khảo sát thực trạng QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM ở 5 trường ĐH, luận án đã tiến hành phân tích và mô tả đầy đủ cơ sở thực tiễn nội dung QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM, bao gồm: Quản lý công tác tuyển sinh; quản lý CTĐT; quản lý quá trình dạy học; quản lý đội ngũ giảng viên; quản lý CSVC và tài chính; quản lý môi trường đào tạo.

    Để đánh giá về thực trạng QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM theo tiếp cận năng lực, luận án đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi trên các nhóm đối tượng ở 5 trường ĐH với mẫu đủ lớn, kết hợp với phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động nên thu được kết quả khách quan.

    Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy các trường ĐH đã thực hiện khá nghiêm túc quy định trong đào tạo ThS. Số lượng tuyển sinh hằng năm đều có xu hướng tăng, chất lượng đào tạo đã được người học đánh giá khá cao về mức độ nghiêm túc và kết quả học tập của họ đạt được. Tuy nhiên chất lượng đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Việc thực hiện các nội dung QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM còn có những hạn chế về tuyển sinh đào tạo, chất lượng đội ngũ GV, tổ chức quá trình đào tạo cũng như CSVC, tài chính phục vụ cho đào tạo ThS tại các trường... Các biện pháp QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM được triển khai ở các trường ĐH chưa bảo đảm tính hệ thống, thiếu đồng bộ; một số nội dung của các biện pháp chưa phù hợp, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản của ĐT ThS ngành LL&PPDHBM trong điều kiện nguồn lực của trường ĐH.

    Xuất phát từ 4 nguyên tắc căn bản, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM trong các trường ĐH ở Việt Nam dựa trên nền tảng lý luận  về khoa học chuyên ngành kết hợp vận dụng lý luận  tiếp cận hiện đại trong QLĐT theo tiếp cận năng lực. Hệ thống biện pháp QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM như luận án đề xuất là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích thực trạng; vận dụng, cụ thể hóa lý luận vào thực trạng hoạt động QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM của trường ĐH. Kết quả khảo nghiệm cho thấy độ tin cậy  của biện pháp QLĐT được tác giả luận án đề xuất.

    Luận án NCS Nguyễn Đình Huy.rar