Tên đề tài luận án: Cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An

    Họ và tên NCS: Đinh Xuân Hùng

    Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

    Mã số: 9310110

    Người hướng dẫn: 1. GS.TS Lê Quốc Hội; 2. TS Nguyễn Hoài Nam

    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Vinh

NỘI DUNG TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

    1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An.

    2. Đối tượng nghiên cứu Cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

    3. Các phương pháp nghiên cứu: 

    2.3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án: Chúng tôi sử dụng các tiếp cận sau: 1) Tiếp cận hệ thống; 2) Tiếp cận theo vùng/ địa phương; 3) Tiếp cận theo nhóm đối tượng; 4) Tiếp cận có sự tham gia; 5) Tiếp cận thể chế; 6) Tiếp cận chính sách.

    2.3.2. Phương pháp chọn điểm, thu thập số liệu sơ cấp

    2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

    2.3.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

    2.3.5. Phương pháp mô hình hóa

 4. Các kết quả chính của luận án: Luận án xây dựng khung lý thuyết về cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới. Từ đó, đã phân tích thực trạng cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính (từ NSNN và ngoài NSNN) cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An trên 03 khía cạnh: Cơ sở pháp lý của cơ chế; Thực hiện cơ chế; Đánh giá về cơ chế.

    Qua phân tích luận án cho rằng, cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM ở Nghệ An thời gian qua bên cạnh những thành công, thì vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: (1) Về cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới: NSNN cấp còn chậm nên nhiều công trình chậm tiến độ. (i) Nguồn vốn tín dụng chảy vào nông nghiệp nông thôn nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn; Chính sách tín dụng chưa thực sự tạo điều kiện đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng nông nghiệp nông thôn; (ii) Mức ưu đãi, hỗ trợ còn quá thấp so với những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt khi đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Các khoản hỗ trợ trong các chính sách còn chưa sát với nhu cầu thực tế mà các doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ; (2) Về cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới: (i) Các cơ quan quản lý nhà nước vấn gặp khó khăn nhất trong việc kiểm soát các nguồn vốn lồng ghép; nhiều địa phương chưa nắm được quy trình đầu tư, không kiểm soát được công việc của tư vấn và thi công của nhà thầu; (ii) Một số xã chưa thực hiện nghiêm công tác giám sát cộng đồng theo “Quy chế ban hành tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg”. Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chưa thực hiện công khai tài chính trong công tác giám sát cộng đồng; (iii) Ngoài ra, sự phối hợp của xã với các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công trên địa bàn còn hạn chế; (iv) Một số khoản đóng góp của người dân chưa được thực hiện theo đúng quy định tại “Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ; (v) Một số địa phương huy động quá sức dân trong đóng góp xây dựng NTM, một số công trình hạ tầng chưa đảm bảo chất lượng, hoặc lãng phí trong đầu tư và tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản…

    Bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính, kết quả nghiên cứu thực nghiệm luận án cho thấy: quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là nhân tố có tác động mạnh nhất đến cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới; tiếp đến là tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất kỹ thuật; nhận thức của các chủ thể tham gia; môi trường kinh tế xã hội và cuối cùng là đặc thù của xây dựng nông thôn mới.

    Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An thời gian qua; và các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2025; cũng như quan điểm, mục tiêu, định hướng hoàn thiện cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An; Luận án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An thới gian tới bao gồm:

    Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An: (i) Hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ NSNN; (ii) Hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ tín dụng; (iii) Hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ doanh nghiệp; (iv) Hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng dân cư.

    Luận án NCS Đinh Xuân Hùng.rar