Trường Đại học Vinh đã tổ chức buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường cho NCS Mai Văn Lưu, chuyên ngành Quang học, với đề tài: “Ảnh hưởng của chùm laser xung Gauss lên quá trình phân bố của môi trường bị kích thích”.  

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN:

Đề tài: Ảnh hưởng của chùm laser xung Gauss lên quá trình phân bố của môi trường bị kích thích.

Chuyên ngành: Quang học

Mã số: 62. 44. 11. 01

Nghiên cứu sinh: Mai Văn Lưu

Người hướng dẫn khoa học:      1. PGS.TS. Hồ Quang Quý 

                                               2. PGS.TS. Đinh Xuân Khoa

Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chùm xung Gauss lên các môi trường khác nhau. Từ những kết quả thu được, luận án rút ra những kết luận mới sau đây:

1. Chỉ ra tầm quan trọng của nguồn bơm kết hợp, đặc biệt laser rắn bơm ngang bằng laser bán dẫn. Đã khảo sát ảnh hưởng của các tham số đến phân bố năng lượng bơm trong hoạt chất. Các kết quả thu được cho thấy mặt cắt vùng chồng lấn năng lượng bơm trên tiết diện ngang của hoạt chất rất gần với phân bố Gauss. Khảo sát phân bố tâm hoạt bị kích thích theo trục dọc, một vài trường hợp xuất hiện dạng “chu kỳ” với mức độ khác nhau. Luận án đã đề xuất bộ tham số tối ưu (sự phù hợp giữa các tham số bơm và tham số buồng cộng hưởng) nhằm nâng cao hiệu suất quá trình bơm.

2. Đề xuất nguyên lý giảm nhiệt trong laser Raman. Bằng các biểu thức tường minh đã khảo sát mô phỏng tìm ra điều kiện loại trừ các hiệu ứng nhiệt trong môi trường Raman. Từ các kết quả thu được, cho phép khẳng định: việc loại trừ các hiệu ứng nhiệt trong hoạt chất laser Raman chỉ có thể thực hiện được khi phát đồng thời hai sóng Stokes và đối Stokes với một tỷ lệ năng lượng bơm xác định.

         3. Đề xuất bẫy quang học hai xung Gauss ngược chiều. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các tham số chùm tia lên quá trình phân bố quang lực cho thấy, các thành phần quang lực phân bố trên hai đỉnh đối xứng qua gốc toạ độ; một vài trường hợp các vùng bẫy có xu hướng chồng lấn tạo ra vùng bẫy ổn định lớn hơn. Ngược lại, trong một số trường hợp các vùng bẫy tách xa nhau, tạo nên khoảng trống là ranh giới hai vùng bẫy mà ở đó hạt sẽ dao động tự do. Qua đó khẳng định bẫy quang học có hiệu quả hơn khi sử dụng hai chùm xung Gauss lan truyền ngược chiều.

 

Luân_án_tiến_sĩ_của_NCS_Mai_Văn_Lưu_110904081755.rar

Tóm_tắt_luận_án_110904081804.pdf