THÔNG TIN VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: Hành động hỏi trong ca dao người Việt
Chuyên ngành: Lý luận Ngôn ngữ; Mã số: 62.22.01.01
Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Thị Hồng Mai
Người hướng dẫn:
- PGS.TS. Phạm Hùng Việt
- PGS.TS. Phan Mậu Cảnh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Vinh
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Trong các nội dung nghiên cứu của ngữ dụng học, các vấn đề về hành động ngôn ngữ và hội thoại có vị trí hết sức quan trọng vì nó chính là các nội dung phản ánh vai trò của ngôn ngữ trong thực tế giao tiếp. Mục đích chính của luận án là: Trên cơ sở lí thuyết dụng học, tiến hành nghiên cứu đề tài này luận án nhằm làm rõ các đặc điểm của hành động hỏi trong ca dao trên các phương diện: hình thức, nội dung, văn hóa ứng xử và phép lịch sự. Như vậy, với luận án này, hành động hỏi trong ca dao của người Việt đã được chú ý nghiên cứu một cách có hệ thống trên một phạm vi tương đối rộng.
2. Kết quả nghiên cứu của luận án đã cho thấy vai trò của hành hành động hỏi trong ca dao người Việt; mối quan hệ của những nhân vật tham gia giao tiếp trong hành vi hỏi; các phương tiện đánh dấu hình thức hỏi trong ca dao (các đại từ nghi vấn, các cặp phụ từ, phụ từ nghi vấn, quan hệ từ lựa chọn “hay”, tiểu từ tình thái “chăng”.
3. Luận án cũng cho thấy những hành động ngôn ngữ gián tiếp phổ biến trong ca dao được thực hiện thông qua hành động hỏi là: thăm dò, làm quen; thử tài, giao duyên; than trách; giãi bày; khuyên; chê, châm biếm, gây cười;… Mỗi một hành động ngôn ngữ gián tiếp này có đặc điểm riêng về nội dung và hình thức, thể hiện sự phong phú và khéo léo của người Việt trong sử dụng ngôn ngữ dân tộc, trong ca dao.
4. Kết quả của luận án cũng cho thấy rõ: cơ sở của việc sử dụng hành động hỏi để thực hiện những hành động gián tiếp như trên được lý giải thông qua những quy tắc về phép lịch sự và sự chi phối của văn hóa ứng xử trong cộng đồng người Việt.
Luận_án_Tiến_sĩ_của_NCS_Hà_Thị_Hồng_Mai_130210133209.zip