Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa.
Chuyên ngành: Thực vật học; Mã số: 62.42.01.11
Họ và tên nghiên cứu sinh: Đậu Bá Thìn
Người hướng dẫn: 1) GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn
2) PGS.TS. Phạm Hồng Ban
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Vinh
Những kết luận mới của luận án
1. Hoàn chỉnh danh lục thực vật khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa đến thời điểm nghiên cứu gồm 1533 loài và dưới loài thuộc 181 họ, 715 chi của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch: Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta. Trong đó, Magnoliophyta đa dạng nhất, chiếm 88,71% tổng số loài.
2. Đã xây dựng phổ dạng sống của hệ thực vật khu BTTN Pù Luông: SB = 83,69 Ph + 8,41 Ch + 2,87 Hm + 1,89 Cr + 3,13 Th.
3. Đã xác định hệ thực vật Pù Luông có 5 yếu tố địa lý chính, trong đó yếu tố nhiệt đới cao nhất với 69,02%, yếu tố đặc hữu chiếm 22,96%, yếu tố ôn đới chiếm 3,59%, yếu tố cây trồng 1,44% và yếu tố toàn cầu 0,07%. Bổ sung vùng phân bố tại Thanh Hóa của 166 loài và dưới loài (vùng phân bố cũ: từ Ninh Bình trở ra các tỉnh phía Bắc) và 188 loài và dưới loài (vùng phân bố cũ: từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam).
4. Thực vật khu BTTN Pù Luông đa dạng về giá trị sử dụng, trong đó nhóm cây làm thuốc có số loài cao nhất với 737 loài và dưới loài, nhóm cây cho gỗ 201 loài và dưới loài, nhóm cây ăn được 177 loài và dưới loài, nhóm cây làm cảnh 127 loài và dưới loài và nhóm cây có công dụng khác 68 loài và dưới loài.
5. Hệ thực vật Pù Luông có 56 loài và dưới loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 24 loài và dưới loài nằm trong Danh mục của Nghị Định 32/2006/NĐ-CP, 20 loài và dưới loài theo tiêu chuẩn IUCN (2012) và 131 loài và dưới loài có trong danh sách của CITES (2011).
6. Phân loại và mô tả thảm thực vật khu BTTN Pù Luông gồm 22 đơn vị thảm thuộc hai nhóm quần hệ: Thảm thực vật tự nhiên (17 đơn vị) và thảm thực vật nhân tác (5 đơn vị).
7. Đã thành lập bản đồ thảm thực vật khu BTTN Pù Luông tỷ lệ 1/100.000 gồm 15 đơn vị, trong đó có 2 đơn vị kiểu rừng kín, 3 đơn vị rừng thứ sinh, 5 đơn vị trảng cỏ - trảng cây bụi thứ sinh, 5 đơn vị thảm nhân tác.
Luận_án_tiến_sĩ_của_NCS_Đậu_Bá_Thìn_131311143744.zip