Tên đề tài luận án: Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ

    Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam                       

    Mã số: 9220102

    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Mai Phương

    Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Hoàng Trọng Canh

    Cơ sở đào tạo:  Trường Đại học Vinh

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

    1. Lần đầu tiên, tiểu từ tình thái (TTTT) cuối câu tiếng Việt ở Nam Bộ được nghiên cứu sâu, hệ thống rõ ràng, đúng tinh thần Ngữ dụng học có kết hợp với Ngôn ngữ học Xã hội.

    2. Luận án đã khảo sát được 87 TTTT cuối phát ngôn được dùng ở Nam Bộ (NB), gồm 40 từ đơn, 47 tổ hợp, trong đó có 55 TTTT phương ngữ. Chính sự phong phú, đa dạng của TTTT phương ngữ NB đã góp phần tạo nên âm hưởng, giọng điệu, chất NB”.

     3. Các TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ xuất hiện thường xuyên trong năm phạm trù: Điều khiển, biểu cảm, cam kết, tuyên bố, trình bày.  Nữ giới sử dụng TTTT trong phát ngôn nhiều hơn nam giới (59,73% so với 40,26%). Các hành vi như chúc mừng, cảm ơn, xin lỗi, dặn dò, mời, rủ rê được nữ giới sẻ dụng nhiều hơn nam giới. Nêu bật được ý nghĩa tình thái của các tổ hợp TTTT thấy mồ, chớ bộ, mèn ơi và và việc dùng các tổ hợp này xét theo giới.

    4 Luận án đã chỉ ra được nghĩa và cách dùng các TTTT phương ngữ NB và 6  TTTT toàn dân được dùng ở NB có sự khác biệt nghĩa ít nhiều so với dùng trong toàn dân. Các TTTT đơn phương ngữ phần nhiều đa nghĩa, sắc thái nghĩa. Điều đó góp phần làm cho ngôn ngữ giao tiếp của người NB thêm giàu sắc thái biểu cảm.

    5. Luận án cũng đã khảo sát việc dùng TTTT của người NB theo tiêu chí lịch sự và cho thấy giữa nam và nữ dùng TTTT là có sự khác nhau ít nhiều.

    6. Luận án cho thấy trong các phát ngôn của người NB, từ hô gọi thường đi kèm TTTT, và nữ dùng nhiều hơn nam (63,9% so với 36,1%); nữ phổ biến dùng từ hô gọi đi trước TTTT, ngược lại, nam lại hay dùng từ hô gọi đi sau TTTT.

 

Luận án NCS Nguyễn Mai Phương.rar